I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thông qua hoạt động kiểm tra để góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đánh giá những ưu điểm, mặt tích cực; đồng thời, phát hiện những tồn tại, thiếu sót, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ; đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã giao, đảm bảo các chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục nâng cao thêm một bước về trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của công dân.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư thuộc xã.
- Kiếm nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những nội dung về thủ tục hành chính cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc bãi bỏ.
2. Yêu cầu
Hoạt động kiểm tra đảm bảo đúng pháp luật, chính xác, khách quan và trung thực; không làm cản trở hoạt động chuyên môn bình thường của cơ quan, các bộ phận chuyên môn, cán bộ, công chức, người lao động và cá nhân là đối tượng được kiểm tra.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
1. Đối tượng
Các cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại UBND xã.
2. Nội dung kiểm tra
- Việc thực hiện quy định về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công đối với cá nhân, tổ chức, trong đó tập trung kiểm tra việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc thực hiện quy định liên quan đến công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư của xã.
- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc nhận xét, đánh giá hàng tháng kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính theo Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 24-CT-HU ngày 07/08/2023 của Ban Thường vụ thành ủy về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết quyết công việc trong hệ thống chính trị của Thành phố.
- Việc tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan; thực hiện các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan theo Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 và Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/03/2017 của UBND thành phố.
- Việc triển khai thực hiện các chỉ đạo, nhiệm vụ trọng tâm được Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã giao.
- Việc chấp hành thực hiện quy định trong giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân trên ứng dụng iHanoi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã.
- Khi có thông tin phán ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức sẽ thực hiện kiểm tra theo chuyên đề.
3. Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra có báo trước: Đoàn kiểm tra làm việc theo lịch báo trước.
- Kiểm tra đột xuất không báo trước: đoàn kiểm tra kiểm tra đột xuất tại phòng làm việc; bộ phận giải quyết thủ tục hành chính, địa điểm tiếp công dân….
- Kiểm tra chuyên đề khi phát sinh thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người dân, tổ chức.
4. Thời gian kiểm tra: (kể từ ngày Kế hoạch được ký ban hành đến 31/12/2025)
- Đối với các bộ phận thuộc đối tượng kiểm tra: nội dung, số liệu tổng hợp báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đến ngày kiểm tra.
5. Đối tượng kiểm tra
Các bộ phận cán bộ, công chức, người lao động xã.