kinh tế - chính trị kinh tế - chính trị

Huyện Mỹ Đức phát triển, sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm
Ngày đăng 24/05/2024 | 09:00  | View count: 123

Sáng ngày 23/5, tại xã Hồng Sơn, Huyện Mỹ Đức, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mỹ Đức tổ chức hội nghị sơ kết mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Tham dự hội nghị có đại diện phòng kinh tế huyện, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện; các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Hồng Sơn; Chủ tịch HĐQT hợp tác xã nông nghiệp và các hộ sản xuất kinh tiêu biểu trên địa bàn huyện.

Mô hình phát triển lúa chất lượng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm được triển khai có quy mô 10 hét ta với 88 hộ tham gia, tại thôn Đặng, xã Hồng Sơn, thời gian thực hiện vụ xuân năm 2024. Giống lúa thực hiện là giống HD11 do Công ty TNHH đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội cưng ứng gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Theo đánh giá tại hội nghị, cũng như thăm quan mô hình Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Hồng Sơn cho thấy những kết quả hết sức tích cực. Các hộ tham gia mô hình đã nhận được hỗ trợ đầy đủ giống vật tư và mua đối ứng đầy đủ giống vật tư theo yêu cầu, được tham gia tập huấn kỹ thuật. Thực hiện gieo cấy, chăm sóc cơ bản theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Giống lúa HD11 sinh trưởng phát triển tốt; khả năng chống chịu sâu bệnh và chịu rét, chống đổ tốt. Đẻ nhánh tập nhanh, gọn khóm hơn so với giống đối chứng; Mô hình đã giới thiệu cho bà con nông dân giống lúa mới cho năng suất chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Mô hình đạt năng suất dự kiến bình quân 57,2 tạ/ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao  hơn so với giống lúa đối ứng là 4.755.000đồng/ 1ha.

Các đại biểu thăm quan mô hình Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Hồng Sơn

Theo đồng chí Trần Thị Toan, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Mỹ Đức cho biết, với mục tiêu Ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến, giống lúa mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất  đồng thời ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng sản phẩm VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm, khắc phục tình trạng bỏ ruộng, giúp người dân quay lại với cây lúa, cánh đồng và thêm yêu nông nghiệp, nâng cao và ổn định thu nhập cho người dân nông thôn.

Mô hình được đánh giá đem lại hiệu quả kinh tế cao  hơn so với giống lúa đối ứng là 4.755.000đồng/ 1ha

Các đại biểu đánh giá kết quả mô hình Sản xuất lúa chất lượng cao theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Hồng Sơn

Thông qua mô hình, nhằm đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất theo hướng an toàn, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, giảm chi phí đầu vào, ổn định năng suất, tăng chất lượng nông sản, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững và chuỗi liên kết sản phẩm./.

Văn Mạnh