HOẠT ĐỘNG HĐND HOẠT ĐỘNG HĐND

Góp ý hoàn chỉnh Đề án: Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (Chùa Hương)
Publish date 29/09/2023 | 17:54  | View count: 494

Sáng ngày 29/9, Ban Thường vụ huyện ủy Mỹ Đức đã tổ chức hội nghị thảo luận, góp ý kiến của các sở, ngành Thành phố về Đề án “Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (Chùa Hương), huyện Mỹ Đức. Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các sở, ngành của Tp; ở huyện có các đồng chí TT Huyện ủy; UBND, Ban Thường vụ Huyện ủy; lãnh đạo một số các cơ quan của huyện.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch TT UBND huyện Đặng Văn Cảnh đã báo cáo sự cần thiết của đề án đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hương Sơn. Trong đó nhấn mạnh “Với một quần thể rộng lớn có 21 điểm di tích và 5 tuyến du lịch tâm linh gắn với tham quan thắng cảnh, trong những năm qua, Huyện Mỹ Đức đã có những đổi mới trong công tác quản lý di tích, tổ chức và quản lý lễ hội, quản lý hoạt động du lịch. Quan tâm đầu tư, cải tạo mở rộng đường giao thông, bến xe, nạo vét suối Yến, cải tạo bến Trò; thực hiện xã hội hoá dịch vụ trông giữ phương tiện ô tô, xe máy, dịch vụ vận chuyển khách bằng xe điện, dịch vụ xuồng đỏ; trang trí tạo lập cảnh quan môi trường...Công tác quản lý khách du lịch từng bước đi vào nề nếp được đông đảo du khách đồng tình ủng hộ, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ việc thu phi thắng cảnh, thuế hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo đà cho kinh tế của huyện phát triển và trở thành trung tâm du lịch quan trọng phía Tây Nam Thủ đô. Hiện nay, Thành phố đã và đang bố trí nguồn vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng du lịch, nhằm tạo ra không gian phát triển mới cho khu di tích. Tuy nhiên, mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giả trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu khắc phục.

Vì vậy, BTV Huyện ủy đã xây dựng Đề án “Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn”, mục địch của Đề án nhằm hoàn thiện công tác tổ chức Lễ hội Chùa Hương đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng phục vụ du khách, thu hút du khách về tham quan lễ phật, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch địa phương. Thực hiện công tác quản lý đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, khối lượng công việc về quản lý di tích, khối lượng công việc về dịch vụ du lịch; phương thức quản lý. Đồng thời xắp xếp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức, vị trí việc làm của Ban OLKDT&TC Hương Sơn hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả theo hướng tự chủ một phần ngăn sách và tiến tới tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động và nguồn nhân lực; Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động tại khu di tích, hoạt động du lịch văn hóa - tâm linh, hoạt động thương mại, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn thành khu du lịch cấp Thành phố và đến năm 2030 khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn thành Khu du lịch quốc gia, là một trong những trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ của Thủ đô và cả nước.

Trên cơ sở những nội dung yêu cầu cơ bản về Bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn (Chùa Hương) và những yêu cầu đặt ra trong việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, khai thác đối với khu di tích. Kết quả khảo sát thực tế tại một số mô hình tổ chức và phương thức quản lý tại Khu du lịch di tích quốc gia. Ban Thường vụ huyện Mỹ Đức đề xuất phương án đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn phát huy các giá trị khu di tích lịch sử và danh lam Quốc gia đặc biệt Hương Sơn (Chùa Huong) theo lộ trình 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2023 – 2025),  mục tiêu: "phấn đấu đến năm 2025 khu di tích lịch sử và danh lam thẳng cành quốc gia đặc biệt Hương Sơn thành khu du lịch cấp Thành phố". Về mô hình Ban quản lý giữ nguyên mô hình Ban quản lý Khu di tích và thẳng cảnh Hương Sơn, tổ chức lại Ban quản lý khu di tích thành đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ 100% kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng. nhiệm vụ quản lý về di tích, thắng cảnh, tổ chức lễ hội và các nhiệm vụ khác được phân công. Giữ nguyên tên gọi “Ban Quản lý khu di tích thắng cảnh Hương sơn” là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ 100% kinh phí chi thưởng xuyên với Bộ máy và cơ cấu tổ chức. Xây dựng đề án trình Thành phố đề nghị bán giao toàn bộ số diện tích rừng đặc dụng, vùng đệm và bộ máy (nguyên trang thuộc địa giới hành chính của huyện Mỹ Đức hiện nay Ban Quản Lý Rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đang quản lý giao cho UBND huyện Mỹ Đức quân lí. Để tập trung đầu mối trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về di tích lịch sử danh lam thắng cảnh và quản lý, bản vệ rừng đặc dụng. Giai đoạn 2025-2030 và các năm tiếp theo, mục tiêu:“ Phấn đấu đến năm 2030 khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hương Sơn thành Khu du lịch quốc gia và hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới".

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành của Tp đã đóng góp, bổ sung ý kiến để hoàn chỉnh Đề án của BTV Huyện ủy. Trong đó tập trung tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của Đề án, đặc biệt quan tâm đảm bảo công ăn việc làm, lợi ích của nhân dân, sự tham gia của nhân dân trong công tác phục vụ lễ hội, công tác quản lý dịch vụ thương mại, bảo tồn phát huy giá trị di tích về cảnh quan thiên nhiên, môi trường, công tác quản lý nhã nước về lễ hội. Lãnh đạo các Sở, ngành Tp đề nghị huyện Mỹ Đức tiếp tục cụ thể chi tiết nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đề án, chú ý quy hoạch, gắn với công tác quản lý nhà nước của huyện và cấp uỷ, chính quyền địa phương.

Phát biểu kết luận hội nghị, đ/c Nguyễn Anh Dũng, TUV, Bí thư Huyện ủy cảm ơn những ý kiến đóng góp sâu sắc, toàn diện của lãnh đạo các sở, ngành Tp. Đ/c cũng đề nghị Tổ công tác của BTV Huyện ủy tiếp thu, hoàn chỉnh, bổ sung để hoàn thiện đề án.

Đ/c Bí thư Huyện ủy cũng đề nghị sở, ngành Tp quan tâm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị quần thể khu di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn, Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác tổ chức lễ hội Chùa Hương bao gồm dịch vụ và hoạt động văn hoá đặc trưng, trọng tâm là dịch vụ vận chuyển khách, sắp xếp các gian hàng, dịch vụ ẩm thực, sản phẩm lưu niệm, tập trung đầu tư về cảnh quan, vệ sinh môi trường, tạo không gian lễ hội sạch, đẹp, văn hoá ứng xử thân thiện và văn minh... đảm bảo việc đón tiếp khách được an toàn, thuận lợi, văn minh và thân thiện. Xây dựng Đề án tổ chức lại Ban Quản lý khu di tích theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo tự chủ 100% chỉ thường xuyên báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Xây dựng đề án điều chỉnh giả đò, phi thắng cảnh Hương Sơn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội theo từng giai đoạn. Tiếp tục thực hiện việc huy động nguồn lực xã hội hóa của doanh nghiệp, nhà chùa, các tổ chức cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và an ninh trật tự an toàn xã hội. Tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bến bãi... đáp ứng công tác điều hành và vận chuyển khách tham quan Chùa Hương./.

Nguyễn Quyền