Tin mới Tin mới

Sức xuân mới ở xã miền núi An Phú
Ngày đăng 01/02/2016 | 10:55  | View count: 1665

Xã An phú là xã vùng núi duy nhất của huyện Mỹ Đức. Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.227 ha; có 13 thôn, dân số 2.216 hộ, với 8.875 nhân khẩu. Trong đó 70 % là dân tộc miền núi. Xưa kia An phú được biết đến là xã nghèo của huyện gắn với câu: 6 tháng đi tay, 6 tháng đi chân. Xuân mới 2016, về đến An Phú, chúng ta không chỉ cảm nhận thấy một vùng quê năng động, có nhiều đổi mới rõ nét, xóa đi cái nghèo đói và vươn lên xây dựng vùng quê An Phú anh hùng giàu đẹp, văn minh.

Bên ấm trà nóng vơi đi cái lạnh giá của mùa đông, đồng chí Lê Văn Trang, Huyện ủy viên- Bí thư Đảng ủy xã An Phú cho biết: Đảng bộ xã An phú luôn xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng, xây dựng NTM  là then chốt. Phát huy lợi thế của vùng đất đồi gò, rừng rộng và diện tích đất canh tác màu mỡ. Đảng ủy xã đã ra nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Trong sản xuất nông nghiệp,  HTX đã chủ động đưa các giống lúa lai, lúa thuần vào cấy, cơ cấu mùa vụ thay đổi theo năm và thời tiết. Vận động nhân dân dồn ô đổi thửa, phát triển mô hình kinh tế trang trại, mô hình chăn nuôi lợn, gà, trồng sen. 

Ban chấp hành Đảng bộ xã An Phú

Xã đã quy hoạch diện tích ao hồ, tạo điều kiện cho nhân dân chuyển đổi khu cấy lúa vùng trũng, năng xuất thấp sang thả cá, trồng sen. Vì vậy, đến nay diện tích nuôi thả cá của xã có 316 ha. Duy trì tổ khoanh nuôi bảo vệ 708 ha núi đá rừng tự nhiên; khoán 76 ha rừng theo chương trình 327, đã trồng được 10 ha luồng, còn lại 93 ha rừng dự án 661 nhân dân đang nhận khoán trồng Keo. Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể xã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân vùng dân tộc có vốn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Nguồn vốn ngân hàng và quĩ phát triển An phú đã cho dân vay gần 40 tỷ đồng. Nhờ năng động đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền xã An phú mà nhân dân có nhiều việc làm. Bình quân thu nhập đầu người của xã đạt  13 triệu 900 ngàn đồng/người. Trạm y tế xã An Phú được xây dựng với quy mô, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ nhất Thành phố Hà nội. Tổng kinh phí lên đến 14 tỷ đồng.  Đến nay, 100%  dân số của xã có thẻ bảo hiểm y tế.

 

Trạm Y tế xã An Phú được đầu tư xây mới

Đi đôi với công tác  phát triển kinh tế, Đảng bộ xã An phú luôn quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo, phát triển văn hóa xã hội và các truyền thống văn hóa vật thể, phi vật thể, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho đồng bào hưởng thụ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và quê hương. Đến nay, cơ sở vật chất ngành giáo dục được tăng cường, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu cho 3 ngành học, giáo viên và học sinh được hưởng thụ chế độ ưu đãi chương trình 135. Là xã có 70% đồng bào dân tộc, nên An Phú luôn được sự quan tâm kịp thời của Trung ương, thành phố Hà nội và huyện Mỹ Đức. Đảng bộ xã An Phú đã có sáng tạo mới trong phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Mường. Chăm lo, đầu tư kinh phí cho nhân dân vui chơi vào các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy, mà khối đại đoàn kết toàn dân được gắn bó, dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Xuân mới Bính Thân 2016 đang tràn ngập đất trời An Phù. Đồng bào dân tộc xã đang từng bừng đón Tết, cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng Đảng, đón xuân đỏ cả đất trời An Phú. Xuân này, Cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc An Phú có cuộc sống sung túc, ấm no với nhiều niềm vui mới bởi Đảng đã mạnh, dân đang giàu lên.

Nguyễn Văn Hiển, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Phú