kinh tế - chính trị kinh tế - chính trị

Huyện Mỹ Đức có 7 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu
Ngày đăng 15/12/2024 | 13:44  | View count: 202

Trong 2 ngày 13 và 14/11, Văn Phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Tp Hà Nội đã tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 3 xã (Thượng Lâm, Hợp Tiến, Hợp Thanh), nông thôn mới kiểu mẫu 4 xã (An Mỹ, Lê Thanh, Phù Lưu Tế, Đại Hưng) năm 2024.

Dự và chỉ đạo buổi kiểm tra có đồng chí Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên tráchVăn phòng Điều phối NTM Tp; các đồng chí trong đoàn thẩm định NTM Tp Hà Nội. Về phía huyện có đồng chí Đỗ Trung Hai - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện; đồng chí Lê Chí Hòa, Chủ tịch HĐND huyện; Các đồng chí trong BTV huyện ủy, TT HĐND, UBND huyện; đồng chí Lê Văn Trang - Phó Chủ tịch UBND huyện, Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện; thành viên BCĐ xây dựng NTM; lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ; thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lí xây dựng NTM, Bí thư chi bộ, trưởng thôn các xã xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2024.

Đoàn công tác thẩm định các tiêu chí NTM kiểu mẫu tại xã Lê Thanh

 

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã thực hiện khảo sát về kết quả thực hiện xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu ở tất cả các lĩnh vực: Môi trường, sản xuất, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, du lịch, cơ sở hạ tầng, chuyển đổi số tại các xã…

Báo cáo đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2024 của xã Thượng Lâm cho biết:Với quyết tâm xây dựng xã nông thôn mới nâng cao để không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của xã là trên 75,2 triệu đồng/người/năm, xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2024 theo quy định đạt tỷ lệ 0,92%. Đến hết năm 2024, xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao. không có tiêu chí bị 0 điểm, không nợ đọng xây dựng cơ bản, xã không phức tạp về an ninh, trật tự theo quy định của Bộ Công an. Tổng giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt 522,139 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2023. Trên địa bàn xã có 02 sản phẩm Vietgap: Gạo Thiên ưu 8, Gạo VRN 20 được sản xuất theo quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc và đã được đăng trên Sàn thương mại điện tử Shopee và mạng xã hội Zalo, Facebook, .... để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của địa phương.Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM là hơn 333,8 tỷđồng. Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra Tp, xã Thượng Lâm đạt 96,3 điểm đủ điều kiện trình thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Các công trình giao thông của xã Phù Lưu Tế ngày càng được đầu tư đồng bộ

Kiểm tra công tác xây dựng NTM kiểu mẫu tại xã An Mỹ, chủ tịch UBND xã An Mỹ Trần Quốc Tuấn cho biết; Đảng ủy, HĐND, UBND xã An Mỹ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tổng kinh phí đã thực hiện từ năm 2012 đến nay của xã là hơn496 tỷ đồng,nguồn nhân dân đóng góp hơn 24 tỷ đồng. xã chỉ đạo thực hiện việc phát triển sản xuất theo hướng phát triển thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo Hợp tác xã nông nghiệp tập trung hỗ trợ người dân hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản tập trung phát triển sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn an toàn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên doanh liên kết trong sản xuất và bao tiêu nông sản, nên đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.Trên địa bàn xã có 01 sản phẩm Vietgap: Ớt chỉ địa .Có truy xuất nguồn gốc và đã niêm yết trên Sàn thương mại điện tử Shopee, facebook để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của địa phương.

Đoàn khảo sát của Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội thẩm định các tiêu chí NTM kiểu mẫu tại xã Đại Hưng

Xã đã có quy hoạch xây dựng nhà Trung tâm Văn hoá thể thao xã, khu thể thao và khu vườn hoa, cây xanh với diện tích 19.800 m2 tại xứ đồng Cửa Chùa, thôn Đoan Nữ, ân vận động xã tại thôn Kinh Đào với diện tích 6.207 m2, được nâng cấp, cải tạo, 03/03 nhà văn thôn đều được lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời phục vụ nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân, nhà thi đấu đa năng và nhà thể chất của trường để thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá-văn nghệ, thể dục-thể thao, Các di tích văn hoá của xã đều có kế hoạch bảo tồn, duy tu, sửa sữa không để xảy ra tình trạng xâm hại, lấn chiếm hoặc các hoạt động gây ảnh hưởng đến di sản, đảm bảo giữ nét văn hoá truyền thống của địa phương, tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 92,4%, thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2024 trên 79,7 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo quy đinh giảm còn 0,57%. Trên cơ sở bộ tiêu chí và hướng dẫn xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xã An Mỹ đã triển khai kế hoạch xây dựng 01 mô hình thôn thông minh tại thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, Thôn có có tổng số 444 hộ dân với 1.703 nhân khẩu. 100% hộ có người sử dụng điện thoại thông minh kết nối internet; nhiều hộ gia đình đã lắp đặt hệ thống camera an ninh. Trong thôn có trên 90% hộ dân theo độ tuổi lao động đã có điện thoại thông minh để thực hiện việc cài đặt các ứng dụng chuyển đổi số; trên 80% người dân trong độ tuổi lao động của thôn có tài khoản thanh toán điện tử để thực hiện việc chuyển, rút tiền từ tài khoản, nộp tiền học phí, thanh toán tiền điện, nước sinh hoạt, mua bán hàng trực tuyến, thanh toán lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến; trên 90% người dân được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Xã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn Kênh Đào. Tổ chuyển đổi số cộng đồng thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn, trợ giúp người dân trên địa bàn thôn sử dụng công nghệ số, trực tiếp hướng dẫn người cài đặt cho người dân và sử dụng ứng dụng công nghệ thông minh. Về tiêu chí tự chọn trong xây dựng NTM kiểu mẫu An Mỹ đã lựa chọn lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xã đã quan tâm hỗ trợ nhà trường 3 cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, phấn đấu đạt và nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục.

Cơ sở hạ tầng xã Thượng Lâm ngày càng được khang trang

 

Kết quả đánh giá của đoàn thẩm định Thành phố xã An Mỹ đạt 96,5 điểm, đủ điều kiện để trình Tp công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.

Đối với xã Lê Thanh, đoàn thẩm định Tp đánh giá xã đạt 95,4 điểm đủ điều kiện để trình Tp công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.

Theo báo cáo của xã Lê Thanh; Kết quả huy động nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của xã đạt hơn 502 tỷđồng. Trong những năm qua, xã chỉ đạo thực hiện việc phát triển sản xuất theo hướng phát triển thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên doanh liên kết trong sản xuất và bao tiêu nông sản, nên đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.Tổng giá trị sản xuất năm 2024 đạt 1.025 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch. Xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp và huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ,...từ đó nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.Tích cực chuyển đổi cây trồng, ưu tiênphát triển cây trồng hàng hóa có giá trị, mang lại lợi nhuận hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn cung cấp cho thị trường và giải quyết công việc; phát triển chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học tiến tiến. Cùng với đó phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; có các chính sách thu hút doanh nghiệp vào đầu tư; phối hợp với Sở Lao động thương binh & Xã hội, các trung tâm tuyển lao động đi làm việc tại nước ngoài tư vấn cho lao động có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài tăng nguồn thu nhập. Năm 2024 Thu nhập bình quân đầu người là 79,6 triều đồng/người/năm.

Đoàn công tác khảo sát các tiêu chí NTM nâng cao xã Hợp Thanh

Trên cơ sở bộ tiêu chí và hướng dẫn xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xã Lê Thanh đã triển khai kế hoạch xây dựng 01 mô hình thôn thông minh tại thôn Áng Hạ xã Lê Thanh. Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Áng Hạ. Sau một thời gian vừa kết hợp tập huấn trực tiếp, gửi tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền qua nhóm zalo Oa của thôn, 100% các thành viên của Tổ chuyển đổi số cộng đồng thôn Áng Hạ đã nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số. Tổ chuyển đổi số cộng đồng thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến, an toàn thông tin; tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương như: hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng số, VSSID, sổ chăm sóc sức khoẻ điện tử, Viettel Money, đăng bài quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử: shopee, Lazada, thanh toán không dùng tiền mặt…. Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Trang thông tin điện tử của xã, Trang Zalo OA, nhóm zalo, facebook, Đài truyền thanh của xã, thôn, tuyên truyền trực tiếp, lồng ghép các hội nghị của xã, thôn…

Đoàn kiểm tra NTM Tp đề nghị xã Lê Thanh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, bám sát quan điểm, mục tiêu của cấp trên để xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch nâng cao các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch…

Đoàn công tác thẩm định tại 3 xã: Đại Hưng, Hợp Tiến và Hợp Thanh

Thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, xã đã tập trung chỉ đạo, huy động nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang kinh tế thương mại, dịch vụ; Tăng cường hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nâng tầm quy mô, năng lực, phát triển kinh tế ở các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp, người lao động trong công tác đào tạo kỹ năng gắn với nhu cầu của thị trường, hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, giúp tiếp cận thị trường lao động chính thức. Quan tâm chỉ đạo việc thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại - dịch vụ; hỗ trợ xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa, xuất khẩu. Trong sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo Hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất như áp dụng mô hình mạ khay máy cấy; tập trung hỗ trợ người dân cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản tập trung phát triển sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn an toàn, góp phần đưa thu nhập nâng cao thu nhập của người dân, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một đảm bảo, đến nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt trên 79,7 triệu đồng/người/năm.

Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn 1, các thành viên gửi tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền qua nhóm zalo oa của thôn, 100% các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng thôn 1 đã nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, các thành viên đã biết cách hướng dẫn người dân đăng nhập thực hiện dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân cài đặt các ứng dụng số, đăng bài quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử: VSSID, sổ chăm sóc sức khoẻ điện tử, Viettel Money, shopee, Lazada, Postmart, facebook,… Hiện nay trên địa bàn thôn đang áp dụng công nghệ sản xuất 30 ha lúa Nếp 97 theo tiêu chuẩn VIETGAP và đã quảng bá gạo Nếp 97 lên sàn Shopee. Sản phẩm Lúa Nếp 97: được cấp mã vùng trồng mã QR code về truy xuất nguôn gốc cấp mã vùng trồng cho sản phẩm gạo Nếp 97.

Xã có 03 nhà trường công lập, trong đó: Có 3/3 đạt chuẩn quốc giá đạt 100% trong đó có 1/3 trường đạt chuẩn mức độ 2: Trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở mức độ 3; đạt chuẩn xoá mù chữ mức độ 2

Văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, vệ sinh môi trường tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua rà soát, xã đánh giá đạt các tiêu chí, Đoàn công tác của Tp đánh giá xã đạt 65,1 điểm. Đồng thời đề nghị xã Phù Lưu Tế rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định để trình Tp thẩm định công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.

Đại diện nhân dân các xã đóng góp ý kiến về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện UBND xã Đại Hưng cho biết, sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, địa phương tiếp tục triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, xã Đại Hưng đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đến nay, 100% trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, trong đó, trường THCS xã đạt chuẩn mức độ 2; 100% các thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 100 nhân dân được sử dụng nước hợp vệ sinh;

Trên cơ sở bộ tiêu chí và hướng dẫn xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xã đã triển khai kế hoạch thực hiện chuyển đổi số và thôn thông minh cho các thôn và lựa chọn thôn Trinh Tiết để làm điểm xây dựng thôn thông minh. Tổ chuyển đổi số cộng đồng của thôn với hơn 1000 thành viên, Trong đó có 10 chủ doanh nghiệp tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Trên địa bàn thôn đã có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình thực hiện giới thiệu, quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội Zalo, Facebook,...

Đối với 2 xã đề nghị công nhận nông thôn mới nâng cao, là: Hợp Thanh và Hợp Tiến, đều có cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế... khang trang, đồng bộ. Tại xã Hợp Thanh, hiện nay xã có một số điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp như mộc, sơ chế thuốc nam, bún bánh, xưởng may, sản xuất gạch không nung, may mặc, hàn xì...thu hút trên 1.000 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân 80-100 triệu đồng/người/năm;

Phát huy thế mạnh về nông nghiệp, xã duy trì tổ chức sản xuất 120 ha lúa hàng hóa chất lượng cao trên giống lúa Thiên ưu 8, J02, Hana số 7... Tổ chức thành công 04 hét ta mô hình giống lúa J02 sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Tích cực đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.

Việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của xã và các cấp về đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất, hỗ trợ giống vốn được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Địa phương tạo điều kiện hỗ trợ và hướng dẫn lập dự án, bảo lãnh vay vốn sản xuất và tạo điều kiện để các hộ nông dân sản xuất...

Còn xã Hợp Tiến, khi triển khai xây dựng NTM nâng cao, xã tập trung vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng trên nguyên tắc tận dụng các công trình đã có, chỉ xây dựng mới các công trình chưa có hoặc xuống cấp không đáp ứng yêu cầu để tiết kiệm nguồn lực. Đối với các dự án do xã quản lý, xã tập trung huy động tối đa nguồn ngân sách phân bổ, đẩy mạnh xã hội hóa để đẩy nhanh quyết toán dứt điểm trong năm, không để nợ xây dựng cơ bản. Đối với các công trình dự án khác, xã tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp kết hợp với cơ chế hỗ trợ của xã để hoàn thành các tiêu chí… Đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đạt 74,3 triệu đồng/người/năm, xã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo chỉ còn 0,85%.

Ngoài ra, các xã còn làm tốt công tác vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, đường hoa làm đẹp làng quê. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp. Các xã đã xã hội hóa lắp đặt thiết bị thể dục, thể thao ngoài trời tại các điểm công cộng, đáp ứng nhu cầu thể dục, thể thao của nhân dân...

Ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố đã kiểm tra hồ sơ và thẩm định thực tế các tiêu chí của các xã. Thành viên Đoàn thẩm định của thành phố nhận xét: Kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu của các xã đều rất tốt. Đoàn công tác nhận thấy rõ sự vào cuộc của chính quyền và nhân dân địa phương. Mặc dù từ khi xây dựng nông thôn mới nâng cao đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu rất gần, chỉ trong 1 năm nhưng các địa phương tiếp tục có thêm nhiều đổi thay, đặc biệt là hệ thống giao thông, y tế, giáo dục tiếp tục được đầu tư rất lớn.

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Không khí xây dựng nông thôn mới sôi nổi ở các địa phương, thể hiện sự vào cuộc của các địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Việc công nhận không dừng ở danh hiệu, mà là ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc của nhân dân. Trưởng đoàn thẩm định Ngọ Văn Ngôn nhấn mạnh, xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm dừng. Đối với các tiêu chí của các xã chưa đạt điểm tổi đa cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Trên cơ sở khảo sát thực tế, đối chiếu với hồ sơ minh chứng của từng xã, Đoàn thẩm định thành phố thống nhất 03 xã; Hợp Thanh, Hợp Tiến, Thượng Lâm đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng với 4 xã; An Mỹ, Lê Thanh, Phù Lưu Tế và Đại Hưng đủ điều kiện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, như vậy, huyện Mỹ Đức có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai cho biết, năm 2024, huyện Mỹ Đức đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà thành phố giao; trong đó tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 69 triệu đồng. Đến thời điểm này, huyện đã hoàn thành chỉ tiêu không còn hộ nghèo.

Đối với những góp ý của Đoàn thẩm định thành phố, đồng chí Đỗ Trung Hai đã chỉ đạo các phòng, ban của huyện cũng như các xã khắc phục, điều chỉnh ngay, hoàn thiện báo cáo trình thành phố. Sẽ chỉ đạo các phòng, ban của huyện vào cuộc cùng các xã để hoàn thiện lại hồ sơ minh chứng báo cáo thành phố xét, công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao năm 2024.

Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện