Bài viết chuyên sâu Bài viết chuyên sâu

Ba nhất của một làng quê đất Phật
Ngày đăng 07/05/2018 | 09:56

Làng Yến Vỹ - xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) nằm yên bình dọc dòng Suối Yến - một địa danh tâm linh nổi tiếng của cả nước, đó là thắng cảnh Hương Sơn. Miền đất Phật - nơi dấu tích tu hành đắc đạo của Phật bà Quán thế Âm Bồ tát tu hành đắc đạo sau 9 năm. Vì vậy, mà hàng năm du khách ở mọi miền tổ quốc đều hành hương về nơi đây để cầu nguyện mọi điều tốt đẹp đầu năm.

Cán bộ, đảng viên và nhân dân Làng Yến Vỹ không chỉ  tự hào về truyền thống của quê hương anh hùng cách mạng mà cứ mỗi độ xuân về còn vinh dự được đón tiếp, phục vụ các đồng chí lãnh đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội, các Tỉnh, Thành Phố trong cả nước và du khách thập phương về trẩy hội chùa Hương, được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”, động đẹp nhất trời Nam.     

Là trung tâm của lễ hội Chùa Hương, làng hiện có 1.602 hộ với 5.102 khẩu được chia làm 4 cụm dân cư tương ứng với 4 xóm. Nhân dân trong làng vốn cần cù, năng động trong lao động sản xuất. Văn minh, thanh lịch, chu đáo với du khách về vãn cảnh, trẩy hội chùa Hương. Theo các cụ cao niên của làng và đồng chí trưởng thôn Đào văn Hùng cho biết: Từ xưa đến nay, nhân dân làng Yến Vỹ luôn có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, thương yêu lẫn nhau. Tinh thần đó được minh chứng Đảng, chính quyền luôn đạt danh hiệu đơn vị vững mạnh, an ninh chính trị ổn định của xã Hương Sơn . Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Năm 2009,làng được huyện Mỹ Đức công nhận là làng văn hóa. Các phong trào thi đua yêu nước của thôn đứng vào tốt đầu của xã. Về làng Yến Vỹ hôm nay, mỗi du khách và người con của quê hương đều cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của một vùng quê thanh bình- nơi miền đất Phật đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

* Cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn bề thế, hiện đại

Trường Mần non thôn Yến Vỹ

Được sự quan tâm của huyện Mỹ Đức, xã Hương Sơn, du khách thập phương và nhân dân. Từ năm 2006 đến 2018, Làng Yến Vỹ đã đầu tư vài chục tỷ đồng để xây dựng mới 14 hạng mục công trình về dân sinh, văn hóa giáo dục, tín ngưỡng tâm linh, giao thông nông thông … phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Cụ thể là về công trình điện: Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn của nhân dân, các nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách nghỉ ngơi trẩy hội Chùa Hương. Thôn đã cải tạo, nâng cấp trạm biến áp từ 350KVA lên 650KVA và cải tạo nâng cấp hệ thống điện cao áp toàn thôn, lắp bóng điện chiếu sáng ở 3 khu : Đường Sao Sa, đường Bèo, Núi Đụn, hẻo Đền và hệ thống loa truyền thanh hiện đại, công suất lớn. Đến nay thôn có 6 trạm biến áp với công suất 2.500KW.Đối với công trình nước sạch, năm 2008 được Nhà nước hỗ trợ, xây dựng một nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch tại Hẻo Đền cùng với hệ thống đường dẫn nước tới tận gia đình. Tổng kinh phí Nhà nước 1,2 tỷ đồng, còn làng đầu từ 1,7 tỷ đồng. Năm 2012 xây thêm bể chứa 150 M3. Bê tông hóa nông thôn và xây dựng nội đồng. Đến nay 100% tuyến đường nông thôn, đường xóm được bê tông hóa 13 tuyến đường, chiều dài 5Km, tạo điều kiện thuận tiện cho  nhân dân thôn và khách thật phương đi lại, giao lưu. Các tuyến đường giao thôn nông thôn, xây cầu, chợ được nhân dân sẵn sàng hiến đất và ngày công lao động. Hệ thống cứng hóa kênh mương, phục vụ sản xuất được xây mới. Thôn xây dựng sân vận động có diện tích 7.000M2, nằm bên dòng Suối Yến trên tuyến đường đầu làng – Đền Trình. Xây dựng nhà mẫu giáo 2 tầng, phục vụ cho giáo dục, đào tạo. Năm 2008-2009, thôn xây dựng Nhà văn hóa cao 2 tầng, tầng dưới là hội trường, tầng 2 có phòng họp, phòng khách, thư viện, phòng đọc sách cho nhân dân. Thư viện có 1.706 cuốn sách, thu hút các tầng lớp học sinh, sinh viên, các cụ … đến đây đọc sách, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Tủ sách pháp luật của thôn là điển hình của thành phố Hà Nội, được Giám đốc thư viện Thành phố đến tham quan. Thôn còn xây dựng CLB có quy mô 3 tầng để sử dụng vào nhiều tiện ích. Về công trình tín ngưỡng tâm linh: Bằng nguồn vốn công đức của khách thật phương và nhân dân đóng góp, Thôn đã đầu xây dựng quần thể Đền Trình Ngũ Nhạc, Văn Chỉ, Đình Làng. Năm 2018, Thôn tiếp tục khởi công xây dựng trung tâm rèn luyện TDTT. Công trình có diện tích 800M2, 2 tầng để thu hút nhân dân tham gia luyện tập, thi đấu các môn Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn, tổ chức các sự kiện quan trọng của địa phương. Các công trình xây dựng đều có sự tham gia giám sát, thi công và kiểm tra chất lượng công trình của nhân dân và các đoàn thể thôn. Chính vì vậy mà chất lượng các công trình đảm bảo đúng thiết kế, không có tình trạng “ Cắt xén”. Kinh phí xây dựng được công khai, minh bạch, dân chủ, nhân dân tin tưởng. Các Doanh nghiệp xây dựng công trình phải thi công đủ khối lượng, chất lượng và bàn giao công trình đúng hợp đồng quy định.

Ba sạch, ba diệt

Đường làng thôn yến Vỹ

Hàng năm, hơn 1,4 triệu du khách ở trong nước và Quốc tế về trẩy hội Chùa Hương đều cảm nhận được được môi trường trong khu vực lễ hội luôn xanh, sạch, đẹp. Từ các cụ phụ lão, cao tuổi đến các hội viên, đoàn viên và nhân dân trong Thôn đều thuộc quy ước của thôn là “Ba sạch, ba diệt”. Thôn tổ chức làm tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm định kỳ hàng tháng để đường xá sạch, đẹp, phong quang. Đặc biệt về thôn Yến Vỹ không có tình trạng chó chạy ra đường, phóng uế bừa bãi. Thôn quy định rất cụ thể mọi người nuôi chó, mèo phải nhốt trong nhà, không thả rông ra ngoài đường. Quy ước được nhân dân chấp hành và thực hiện nghiêm túc. Thôn đưa ra kiểm điểm, phê bình các gia đình không thực hiện đúng nội quy của thôn. Vì thế mà tình đoàn kết, gắn bó của các hộ gia đình luôn keo sơn như anh em trong một gia đình. Khác với các làng quê của TP Hà Nội, Thôn Yến Vỹ thành lập 36 dong xóm tự quản, mỗi dong xóm đều có dong trưởng, dong phó phụ trách xóm. Nhờ đó mà mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch của xã, thôn được triển khai kịp thời đến từng hộ gia đình. Quy chế dân chủ được bàn bạc công khai, thống nhất cao. Ở Yến Vỹ, khi có các vụ việc  mới phát sinh đều được dong xóm phối hợp với các cụ cao liên đến hòa giải và giải quyết nhanh, gọn không để sự việc thêm căng thẳng. Nhờ thế mà an ninh chính trị  luôn ổn đinh. Điểm mạnh của thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn là 19 dòng họ, 36 dong xóm, các đoàn thể, chi hội đều xây dựng được quỹ khuyến học, khuyến tài với số tiền lên đến hơn 500 triệu đồng. Các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nhân dân đều ủng hộ mạnh quỹ để động viên, khen thưởng các các cháu có thành tích xuất sắc trong học tập, đỗ đạt vào các trường Cao đẳng, Đại học, trung cấp. Hàng năm thôn đều tổ chức phát thưởng cho học sinh học giỏi, chăm ngoan. Các dòng họ, chi hội, dong xóm … tổ chức động viên các cháu như một ngày hội của địa phương.

* Dân tin Đảng, chính quyền

Đồng chí Nguyễn quyết Thắng, Bí thư chi bộ cho biết thêm: Chi bộ Đảng thôn có 165 đảng viên. Hàng năm,chi bộ đều đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh của xã. Đảng mạnh, kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Thế mạnh của làng Yến Vỹ là nhân dân luôn đoàn kết, tin tưởng vào chi bộ Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. Đội ngũ cán bộ, đảng viên thôn  sống có “Tâm, Tín” với quần chúng nhân dân. Thôn đã in ấn 2 cuốn sách Yến Vỹ quê tôi, quy ước của thôn … để nhân dân hiểu sâu hơn về truyền thống anh hùng của thôn. Qua đó mỗi cán bộ, đảng viên tích cực vận động con cháu sống và lao động theo pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội. Ở làng Yến Vỹ, khi gia đình có người mất cả làng đến thăm, viếng. Người đi đưa tang không cười đùa, nói chuyện. Người đi xe qua đám xuống xe, người đội mũ phải ngã mũ tiễn biệt người quá cố. Nghĩa trang của thôn được quy hoạch theo mô hình cát táng cùng kích cỡ, vừa tiết kiệm được đất đai, tiền xây dựng cho gia đình. Quy ước đi vào cuộc sống được nhân dân học thuộc và thực hiện. Các việc lớn như xây dựng, kiến thiết, đóng góp… được bàn bạc dân chủ, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến công khai, tài chính minh bạch. Vì vậy mà nhân dân tin tưởng Đảng, chính quyền.

Ba nhất là một làng quê Yến Vỹ nổi lên như một điểm sáng để các vùng quê huyện Mỹ Đức - thành phố Hà Nội nói chung và cả nước biết đến để học tập và cùng chung sức xây dựng thành công mục tiêu nông thôn đổi mới, hiện đại.

                                                                 Hương Quỳnh