kinh tế - chính trị kinh tế - chính trị

Phương pháp Cấy lúa hiệu ứng hàng biên, lợi ích kép cần được nhân rộng
Publish date 02/11/2016 | 09:11  | View count: 1568

Từ mô hình thí điểm cấy lúa “Hiệu ứng hàng biên” vụ xuân năm 2016 ở HTX Nông nghiệp Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội do UBND Huyện, Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức thực hiện và cho thấy hiệu quả năng suất tăng cao, nên vụ mùa năm 2016, HTX Nông nghiệp Lê Thanh đã chỉ đạo mở rộng diện tích với trên 10,5 ha. Qua hai vụ thí điểm đều cho thấy hiệu quả rõ rệt. Mô hình giúp giảm chi phí sản xuất, giải quyết được nhiều tồn tại trong sản xuất lúa mà các địa phương đang gặp phải, tăng năng xuất, sản lượng cho người nông dân.

Trên cơ sở đó, vụ mùa năm 2016, HTX Nông nghiệp xã Lê Thanh đã chỉ đạo xã viên nhân rộng mô hình này với diện tích trên 10,5 ha, với các giống lúa Khang Dân 18, Thiên Ưu 8, Nếp 97, Bắc Thơm số 7, TH 3-3, TH 3-4 tại 2 xứ đồng, Đồng Cống đội 7 và Đồng Ré đội 2 của xã Lê Thanh. Tại mô hình cấy lúa, HĐQT giao cho cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực hiện cấy với mật độ 15-18 khóm/m2, cấy 2-3 dảnh/khóm, khoảng cách cấy trung bình hàng sông rộng từ 38 đến 40 cm, hàng sông hẹp từ 18 đến 22 cm, cây cách cây từ 20 cm đến 22 cm. Cấy theo kiểu nanh sấu. Các thành viên HTX thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn của Ban giám đốc HTX Nông nghiệp Lê Thanh.

Chị Nguyễn Thị Thúy – thành viên HTX Lê Thanh chăm sóc lúa Xuân

Chị Nguyễn Thị Thúy - Thành viên HTX Nông nghiệp Lê Thanh đã bộc bạch mạnh dạn áp dụng toàn bộ diện tích cấy lúa của gia đình ở vụ mùa cũng đã chia sẻ: "Thấy xã viên của xã tôi áp dụng vụ Xuân năm 2016 ở cánh đồng Trầm Hạ Ngoài rất tốt, cho năng suất ca, HTX Nông nghiệp Lê Thanh có chủ trương và triển khai tại khu vực đồng Cống – đội 7 nên vụ mùa này gia đình tôi đã mạnh dạn áp dụng cấy toàn bộ diện tích của gia đình mình tại cánh đồng này là 7 sào và áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng dẫn của HĐQT HTX nông nghiệp, Tôi chưa biết kết quả sau này thế nào nhưng từ lúc cấy đến bây giờ tôi thấy cây lúa cứng cây, đẻ khỏe, đanh rảnh, khóm lúa to, dễ làm cỏ, giảm được chi phí sản xuất cho nông dân chúng tôi ở tất cả các khâu".

Ảnh: Lúa hàng biên tại cánh đồng Trầm Hạ Ngoài xã Lê Thanh

Sau 2 vụ thí điểm thực hiện cấy phương pháp này, kết quả, vụ mùa năm 2016 cho thấy hiệu quả rõ rệt. Khi cấy với mật độ thưa từ 15 đến 18 khóm/m2, tất cả các giống lúa sinh trưởng phát triển tốt, hồi xanh sớm và đẻ nhánh khoẻ, số dảnh hữu hiệu trên khóm cao, ruộng lúa thông thoáng nên hạn chế được sâu bệnh hại, từ đó có thể giảm 70% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm 30 – 50% lần chi phí giống và giảm 2 – 2,5 công lao động so với ruộng đối chứng, với phương pháp cấy lúa truyền thống. Cấy theo phương pháp này, Lúa phát triển tốt, để khỏe, lá đòng thẳng, cứng cây, trỗ bông tập trung, bông to dài, năng suất trung bình đạt 76 tạ/ha, cao hơn cấy thông thường tạ/ha. Cụ thể, đối với giống lúa khang dân 18, đạt năng suất , giống lúa thiên ưu 8 đạt năng suất 74 tạ/ ha ( 266,4 Kg/ sào), giống lúa Nếp 97, đạt năng suất 77,5 ta/ ha (279,0 kg/ sào), Giống lúa bắc thơm số 7 đạt 70 tạ/ ha (252 kg/ sào ), giống lúa TH 3 -3, TH 3-4 đạt 78 tạ/ ha (280kg/ sào). Giá trị bình quân tăng thêm ở tất cả các giống lúa so với truyền thống đạt 9,3%. Phương pháp cấy lúa "Hiệu ứng hàng biên" phù hợp với tất cả các giống lúa, phù hợp với tất cả các chân ruộng.

Đồng chí Phạm Văn Hai ra thăm lúa tại cánh đồng Cống Đội 7

Theo ông Phạm Văn Hai – Giám đốc HTX Nông nghiệp Lê Thanh cho biết: " Công nghệ cấy lúa hiệu ứng hàng biên có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm được lượng giống gieo, cây lúa sinh trưởng và phát triển khoẻ, đẻ nhánh sớm, số bông trên khóm to đều và tỷ lệ hạt chắc/bông cao hơn so với cấy lúa truyền thống. Đặc biệt, do cấy thưa theo hàng rộng, hàng hẹp nên tất cả các cây lúa, hàng lúa đều nhận được ánh sáng tốt để quang hợp, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Lúa cứng cây, đẻ khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn. Thêm vào đó, nhờ sự thông thoáng giữa các hàng lúa trong ruộng, nông dân có thể dễ dàng chăm bón, làm cỏ. Đây là một phương pháp cấy lúa ưu việt nhất từ trước tới nay. Việc đưa vào ứng dụng công nghệ cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên chính là một giải pháp để tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích".

Anh: chị Bùi Thị Thúy – cán bộ HTX tại cánh đồng Cống đội 7

Qua thăm đồng và so sánh với cấy lúa truyền thống, Chị Bùi Thị Thúy, cán bộ HTX cho biết: "Từ kết quả vụ xuân, Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Lê Thanh cũng mạnh dạn mở rộng diện tích cấy lúa theo phương pháp này với diện tích cấy cao nhất huyện và chúng tôi còn cam kết với nông dân nếu năng suất thấp hơn với cấy lúa truyền thống, HTX khuyến khích thành viên hỗ trợ 30% Lượng phân bón/1sào để nông dân tổ chức thực hiện. Lúc đầu chúng tôi rất băn khoăn về quyết định này nhưng hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Lê Thanh vẫn quyết tâm làm. Kết quả, sau 2 vụ cấy thí điểm cho thấy, Phương pháp cấy lúa "Hiệu ứng hàng biên" mang lại hiệu quả rõ rệt, phù hợp với tất cả các giống lúa và tùy theo khả năng phát triển của từng giống và từng chân ruộng để điều chỉnh mật độ cấy cho phù hợp và đối với các giống lúa đẻ khỏe, ruộng tốt thì cấy thưa, ruộng xấu, lúa thuần thì cấy dày hơn. Phương pháp này giảm chi phí đầu tư gần từ 300.000 – 420.000 nghìn đồng/sào, năng suất lại cao nên giá trị hơn hẳn so với cách làm thông thường".

Anh Phạm Văn Hai - Giám đốc HTX NN Lê Thanh tại cánh đồng Cống độ 7

Kết quả thực hiện tại vụ mùa năm 2016, HTX Nông nghiệp Lê Thanh một lần nữa khẳng định tính ưu việt, vượt trội của phương pháp cấy lúa này. Việc đưa ứng dụng hiệu ứng hàng biên cải tiến quy trình thâm canh lúa để nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân nơi đây. Ông Phạm Văn Hai, Chủ tịch HĐQT – Giám đốc HTX Nông nghiệp Lê Thanh khẳng định: " Để tiếp tục nhân rộng mô hình phương pháp cấy lúa hiệu ứng hàng biên, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, trong vụ Xuân năm 2017 và những năm tiếp theo, Hội đồng quản trị HTX Nông nghiệp Lê Thanh sẽ vừa thí điểm ở các mật độ, vừa nhân rộng mô hình để tìm ra giải pháp tối ưu trong quá trình sản xuất và quyết tâm vượt qua thói quen lao động cũ để toàn thể thành viên trong xã sẽ được tiếp cận với phương pháp cấy này. Phấn đấu trong tương lai, 100% xã viên trong xã sẽ cấy theo phương pháp này, từng bước giúp xã viên tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới góp phần phát triển sản xuất lúa bền vững".

Lúa hàng biên vụ mùa tại cánh đồng Cống đội 7 - xã Lê Thanh

Từ thực tiễn trên, một lần nữa khẳng định cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên lợi ích kép cần được nhân rộng trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Nông dân Mỹ Đức hãy mạnh dạn hưởng ứng phương pháp này để tăng năng suất sản lượng trên một đơn vị diện tích, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập nông dân.

Thu An